KẾT HỢP HÔ HẤP SÂU VÀ JJIM JIL BANG TẠO HIỆU QUẢ TỔNG HỢP RẤT TỐT CHO SỨC KHỎE

Theo các nghiên cứu , khi chữa trị bệnh bằng phương pháp tăng thân nhiệt sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, khi được làm nóng máu huyết sẽ tuần hoàn và lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, hơi nóng kết hợp ion âm và tia hồng ngoại đang  được ứng dụng tại các bệnh viện để điều trị và phòng ngừa rất tốt cho bệnh ung thư. Khi chúng ta hô hấp sâu, hơi nóng trong phòng Jjim Jil không chỉ tác động bên ngoài mà thâm nhập vào bên trong cơ thể cung cấp thêm oxy, tăng tuần hoàn máu giúp điều trị và phòng ngừa các loại bệnh.

Khi bị trầm cảm, các cơ bắp của bạn thường bị căng cứng và quá trình hô hấp trở nên nông và nhanh. Theo các chuyên gia, một trong những bí quyết đơn giản để giúp giảm tình trạng này là bạn cần luyện tập phương pháp hô hấp chậm và sâu. Điều này nghe có vẻ đơn giản, song hầu hết chúng ta không hít thở sâu trong lúc bình thường.

Hô hấp trong lúc căng thẳng: Ngày xưa, trong trường hợp người tiền sử gặp nguy hiểm khi bị tấn công, các cơ bắp của họ căng lên và quá trình hô hấp của họ thường trở nên nông và nhanh, để chuẩn bị cho việc chạy trốn hoặc chống lại mối đe dọa đó. Mức độ căng thẳng cao là nhằm chuẩn bị cho cơ thể họ thể hiện các hoạt động một cách tối ưu nhất. Ngày nay, có nhiều nguyên nhân gây nên stress, tuy nhiên phản ứng của cơ thể với stress lại tương tự nhau. Vì chúng ta không chạy trốn và chống lại các mối nguy hiểm khi bị tấn công như người tiền sử, nên mức độ căng thẳng của cơ thể không được làm dịu đi, và các triệu chứng do stress gây ra bị tích lại trong cơ thể. Và theo các chuyên gia, phương pháp để kháng cự lại các phản ứng do stress gây ra lúc này là bạn cần phải luyện tập cách hít, thở chậm và sâu – cách hô hấp trái ngược lại với trạng thái khi bạn bị stress.

himalia

Bạn hãy theo dõi các biểu hiện mà những đứa bé hô hấp: khu vực bên dưới ngực của chúng thường phập phồng lên, xuống trong quá trình hít thở. Cách hô hấp bằng bụng như thế, theo đánh giá của các chuyên gia, rất tốt đối với sức khỏe. Trong khi hầu hết mọi người lớn thường thở bằng ngực nên quá trình hô hấp thường diễn ra nông và nhanh, dẫn đến rất ít oxy được cung cấp vào cơ thể sau mỗi lần hít vào. Kết quả là máu bị đẩy từ tim qua hệ tuần hòan nhanh hơn, nhằm mục đích cung cấp đủ oxy tới não và các cơ quan khác trong cơ thể, gây nên tình trạng tăng huyết áp.Phương pháp hô hấp sâu:

Quá trình hô hấp sâu có tác dụng đảo ngược lại tình trạng trên. Do vậy, bạn nên dành thời gian để luyện tập phương pháp hô hấp sâu mỗi ngày, đặc biệt vào thời điểm khi bạn bị căng thẳng. Bạn có thể luyện tập bằng tư thế ngồi, đứng hoặc nằm, tuy nhiên bạn cần nhớ trong lúc tập phải mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Bạn hãy bắt đầu với việc hô hấp thông qua mũi, bằng cách đếm thầm từ 1 – 5 trong lúc “hít vào” để nạp đầy không khí vào vùng bụng. Rồi sau đó, đếm thầm từ 1 – 5 trong lúc bạn thở ra từ từ qua đường miệng. Hãy thực hiện phương pháp hô hấp sâu này trong khoảng 2 phút mỗi lần. Khi đã thành thạo, bạn có thể đếm chậm đến 10 hoặc nhiều hơn trong mỗi lần hít vào và thở ra. Bạn có thể gia tăng mức độ thư giãn bằng cách trong lúc luyện tập, bạn hãy tưởng tượng như đang ngồi hít, thở không khí trong lành trước biển, trong vườn hoa hoặc trong một khu rừng…

Tác dụng của phương pháp hô hấp sâu: Bằng việc giúp giải phóng tâm lý căng thẳng ra khỏi cơ thể, quá trình hô hấp sâu có thể giúp làm dịu cơn nhức đầu, đau lưng, đau dạ dày và tình trạng khó ngủ. Hô hấp sâu còn giúp cơ thể phóng thích ra chất giảm đau gọi là endorphin, giúp điều chỉnh mức huyết áp trở lại bình thường, có tác dụng tốt cho sức khỏe của tim. Bên cạnh đó, quá trình hô hấp sâu còn tạo cảm xúc cho khuôn mặt bạn giảm bớt mức độ căng thẳng. Vì thế, bạn hãy luyện tập phương pháp hô hấp sâu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu vì nó là kỹ thuật tốt nhất để giải tỏa stress. serum